1. Khái niệm về hệ thống thủy lực
Bất cứ một hệ thống, máy móc nào cũng gồm 2 phần chính, hệ thống thủy lực cũng như vậy và được mô tả qua sơ đồ gồm các cụm phần tử chính sau:
- Phần tử tín hiệu.
- Phần tử tạo năng lượng (bằng thủy lực).
1.1 Phần tử tín hiệu
Phần tử tín hiệu đưa ra các tín hiệu để điều khiển hệ thống thủy lực.
Phần tử tín hiệu được chia làm 2 phần tử là : Tín hiệu đầu vào và phần tử xử lý tín hiệu
- Tín hiệu dầu vào gồm có
+ Bằng tay.
+ Bằng cơ khí.
+ Kết hợp bằng tay và cơ khí
- Phần tử xử lý tín hiệu
+ Bởi người điều khiển
+ Bằng điện
+ Bằng điện tử
+ Bằng khí nén
+ Bằng cơ khí
+ Bằng thủy lực
1.2 Phần tử tạo năng lượng thủy lực.
Phần tử tạo năng lượng thủy lực gồm có: Cơ cấu tạo năng lượng, phần tử điều khiển và cơ cấu chấp hành.
- Cơ cấu tạo năng lượng: Có nhiệm vụ biến cơ năng thành động năng, trong hệ thống thủy lực thì năng lượng điện được chuyển qua các bộ phận cơ khí tạo ra năng lượng của dòng chất lỏng tạo ra động năng làm chuyển động các cơ cấu chấp hành.
+ Motor điện
+ Động cơ đốt trong
+ Khớp nối
+ Chỉ số áp suất
Những thiết bị được sử dụng trong cơ cấu tạo năng lượng.
+ Lọc dầu
+ Bộ phận làm mát
+ Bộ phận làm nóng
+ Đồng hồ đo áp suất
+ Thùng dầu
+ Thước đo dầu.
- Phần tử điều khiển: Truyền năng lượng từ cơ cấu tạo năng lượng tới cơ cấu chấp hành. Những thiết bị trong phần tử này gồm có
+Van điều khiển.
+ Van tiết lưu.
+ Van áp suất.
+ Van một chiều.
- Cơ cấu chấp hành: Là một phần của hệ thống thủy lực tạo nên chuyển động trong các loại máy và dây chuyền sản xuất. Năng lượng của dòng chất lỏng được sử dụng tạo nên chuyển động quay ( motor thủy lực) hoặc tạo ra lực (xy lanh thủy lực) cần thiết.
2. Thiết kế hệ thống thủy lực.
2.1 Các bước để thiết kế hệ thống thủy lực.
Các bước để thiết kế hệ thống thủy lực là:
- Phác thảo hoạt động
- Vẽ mạch thủy lực
- Tính toán các thông số cần thiết
- Sơ đồ chức năng
- Sơ đồ điện.
2.1.1 Phác thảo hoạt động
- Vẽ phác thảo nguyên lý hoạt động của sản phẩm cần lắp dặt hoặc nguyên lý của máy…Việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta biết được hầu hết các thông số yêu cầu quan trọng. Nó cho ta biết vị trí lắp của các thành phần. Trong hình là bản vẽ phác thảo hoạt động của xylanh Z1 và chức năng của nó là dùng để nâng nắp của bồn có nhiệt độ cao lên.
2.1.2 Vẽ mạch thủy lực
- Mạch thủy lực mô tả chức năng, cấu trúc, các phần tử của hệ thống thủy lực. Trong ví dụ trên từ nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng nắp bồn ta xác định được các phần tử của hệ thống và vẽ được mạch thủy lực của hệ thống.
- Cơ cấu tạo năng lượng của hệ thống bao gồm lọc dầu(OZ1), van an toàn(OZ2), bơm(OP1) và motor điện (OM1) được miêu tả là phần dưới cùng của sơ đồ trong hệ thống thủy lực
- Cơ cấu điều khiển bao gồm van 1 chiều(1V1), van điều khiển 3/2(1V3) và van an toàn(1V2) ở vị trí giữa của sơ đồ. Van điều khiển 3/2 nhận tín hiệu điều khiển bằng tay do người tác động.
Trong hệ thống này thì cơ cấu chấp hành là xylanh thủy lực (ben thủy lực) (1A)
- Sau khi vẽ được mạch thủy lực thì dựa vào các thông số yêu cầu của hệ thống như tải trọng, vận tốc, hành trình, moment xoắn, áp suất, vị trí lắp….. ta tính toán được thông số cần thiết của các phần tử trong hệ thống như lưu lượng bơm, công suất motor ….
- Từ các thông số tính toán được ta lựa chọn được những phần từ phù hợp với thông số tính toán, đến đây cơ bản chúng ta đã có được một hệ thống thủy lực.
2.1.3 Biểu đồ chức năng
Chức năng của từng phần tử trong hệ thống thủy lực khi máy hoạt động có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ, nó gọi là biểu đồ chức năng. Nó làm rõ hơn và dễ hiểu hơn về chức năng của từng bộ phận trong hệ thống.
Với sơ đồ nâng nắp bồn trên thì ta có thể biểu diễn sơ đồ chức năng như sau.
Thủy lực Việt Hà
Đăng Ký Nhận Tin
HỎI ĐÁP TRỰC TUYẾN